Chống thấm mái là gì? Lưu ý khi tiến hành chống thấm sàn mái

Sàn mái công trình chính là một trong những hạng mục dễ xảy ra tình trạng thấm dột. Vì vậy, thi công chống thấm cho sàn mái là việc nên làm tốt ngay từ đầu. Vậy thi công chống thấm mái là gì? Lưu ý khi chống thấm sàn mái để đảm bảo hiệu quả công trình? Hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây. 

Chống thấm mái là gì? 

Chống thấm mái là áp dụng các biện pháp chống thấm phù hợp khắc phục tình trạng thấm dột của sàn mái, đảm bảo không để xảy ra tình trạng thấm dột, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và kết cấu công trình. 

vi-sao-phai-chong-tham-1

Chống thấm mái là hạng mục quan trọng 

Trước khi xác định phương pháp chống thấm sàn mái, đơn vị thi công chống thấm sẽ tiến hành kiểm tra, thực trạng công trình để từ đó xác định phương pháp chống thấm phù hợp. 

Lưu ý xử lý bề mặt chống thấm trước khi thi công chống thấm sàn mái

Với những bề mặt bê tông đã cũ, để thi công chống thấm đạt hiệu quả cao thì cần phải xử lý tốt bề mặt bê tông trước khi chống thấm sàn mái. 

Đầu tiên là băm, đục sạch các lớp hồ vữa xi măng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn… Sau đó, bạn hãy dùng máy xịt áp nước nước cao để vệ sinh bề mặt bê tông lót khỏi bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác… Cuối cùng, tiến hành trám vá bề mặt bê tông bị lõm lớn. Với những trường hợp bề mặt quá lồi hoặc quá lõm, cần sử dụng máy mài làm phẳng để làm sạch bề mặt. 

Xử lý khe co giãn và vết nứt

Đối với khe co giãn, trước tiên ta cần đục, tẩy, làm sạch khe nứt bằng máy thổi bụi. Chuẩn bị bề mặt thật kỹ, làm sạch dầu, bụi bẩn bằng bàn chải hoặc máy cầm tay. Khi bề mặt các khe co giãn được làm sạch ta tiến hành bơm keo trám khe kết cấu.

chong-tham-mai-la-gi-2

Xử lý khe co giãn và vết nứt trên sàn mái

Với những vết nứt, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt có rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm, các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc. Tiến hành trám vá các vết nứt bằng matit chèn khe.

Xử lý cổ ống xuyên sàn

Xử lý cổ ống xuyên sàn là công đoạn cuối cùng trong hạng mục chuẩn bị bề mặt chống thấm sàn mái. Để xử lý cổ ống xuyên sàn, các bạn cần thực hiện: 

  • Đục quanh cổ ống rộng từ 5mm đến 10mm tính từ mép cổ ống, sau 5mm
  • Quấn băng trương nở quanh cổ ống
  • Trám keo quanh cổ ống
  • Dùng lưới thủy tinh dán xung quanh cổ ống
  • Quét lớp phủ tiếp theo lên lưới thủy tinh và cổ ống kỹ thuật xuyên sàn

Lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp

Sau khi tiến hành xử lý xong bề mặt chống thấm, bạn có thể an tâm bước vào công đoạn thi công chống thấm sàn mái. Tuy nhiên, để sàn mái đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần lưu ý lựa chọn cho công trình mình vật liệu chống thấm. Cần xác định tính chất công trình để chọn vật liệu chống thấm phù hợp. Bên cạnh đó cần tìm hiểu kỹ cách thức sử dụng từng loại để sử dụng đúng cách và hiệu quả.

Để lựa chọn giải pháp chống thấm phù hợp với tình trạng sàn mái, Chống Thấm Việt Thái sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành cùng Quý khách hàng. Liên hệ ngay với Chống thấm Việt Thái nếu như Quý khách hàng đang cần tư vấn, hỗ trợ giải pháp chống thấm sàn mái hiệu quả, tiết kiệm chi phí. 

Chi tiết xin liên hệ: 

Địa chỉ:
+ Văn phòng HCM: 130/34 Huỳnh Văn Nghệ, phường 15, quận Tân Bình
+ Kho hàng HCM: 223 Phan Huy Ích, phường 14, quận Gò Vấp
+ Văn phòng Bình Thuận: 201 Phạm Hùng, phường Phú Thủy, TP.Phan Thiết
+ Văn phòng Phú Quốc: Đường Bào, Thị Xã Dương Tơ, TP Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang
ĐKKD: 0311109793, do Sở KHĐT TP.HCM Cấp ngày 31/08/2011
Email: sales@chongthamvietthai.vn
Hotline: 028 7778 6668
Website: www.chongthamvietthai.vn

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *